Trang chủ » TRÒ CHUYỆN CÙNG NHA SĨ » Tư vấn bệnh lý nha khoa khác » Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng

Răng gồm có thân răng và chân răng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng thì được xê măng bao phủ. Trong đó, men răng có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất, giòn nhất, trên cơ thể, thành phần vô cơ chiếm đến 96%, còn ngà răng ở bên trong xương răng và men răng, rất cứng, tạo nên hình dạng chủ yếu của răng, tuy ít giòn nhưng cũng rất dễ tổn thương.

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng 1

Men răng và ngà răng tuy cứng chắc nhưng rất dễ tổn thương và không có khả năng phục hồi

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng

Cấu trúc đặc biệt như vậy khiến răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng tự phục hồi, điều này rất nguy hiểm đối với người trưởng thành, những chiếc răng đã định hình xong. Men răng và ngà răng tuy cứng chắc nhưng rất dễ bị phá hủy, nhất là khi bị tấn công bởi những đốm sâu. Sâu răng là nguy cơ phá hủy răng rất lớn đối với con người, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh về răng miệng theo công bố của tổ chức y tế thế giới.

Quá trình vi khuẩn tấn công, chuyển hóa đường và tinh bột thành axit tạo lỗ sâu

Quá trình hình thành sâu răng và phá hủy men răng và ngà răng, hay thân răng nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu trúc răng của mỗi người. Thông thường, quá trình này kéo dài khoảng 1 năm để cho những đốm khuẩn xuất hiện, gây tổn thương và làm mục thân răng, để xuất hiện những lỗ sâu trên bề mặt.

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng 2

Quá trình hình thành sâu răng kéo dài khoảng 1 năm để cho những đốm khuẩn xuất hiện, gây tổn thương và làm mục thân răng, để xuất hiện những lỗ sâu trên bề mặt.

 

Ban đầu, những vi khuẩn tích tụ bởi lượng đường trong thức ăn tích tụ lại nơi răng, vi khuẩn có sẵn trong miệng, vi khuẩn làm lên men đường và bột, đặc biệt là vi khuẩn streptococcus mutans ngấm vào trong răng, biến đường và bột thành axit lactic, từ từ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng, dần dần tạo lỗ xâu và khá hủy răng.

vi khuẩn làm lên men đường và bột, đặc biệt là vi khuẩn streptococcus mutans ngấm vào trong răng, biến đường và bột thành axit lactic, từ từ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng, dần dần tạo lỗ xâu và khá hủy răng.

 

Những lỗ sâu này có thể nằm ẩn dưới cổ răng, dưới nướu răng hoặc trong kẽ giữa 2 răng, hoặc thậm chí, lỗ sâu tái phát ngay dưới miếng trám răng. Có những trường hợp lỗ sâu ngầm khó phát hiện, cần chụp Xquang toàn cảnh mới thấy được. Chính vì vậy để điều trị sâu răng, tốt nhất bạn nên đến phòng nha để được tư vấn và chữa trị nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.

Các giai đoạn sâu răng phổ biến

Đốm trắng mờ đục như phấn là biểu hiện đầu tiên của sâu răng mà bạn có thể thấy, giai đoạn này chưa thấy được lỗ sâu. Bạn có thể phòng ngừa bằng biện pháp vệ sinh răng miệng, hạn chế ăn đồ ngọt, đánh răng thường xuyên và đến phòng nha lấy cao răng là những biện pháp đơn giản nhưng có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn tấn công men răng.

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng 4

Lỗ sâu xuất hiện và có thể nhìn thấy bằng mắt thường tức là sâu răng đã phát bệnh. Đến giai đoạn này, men răng và ngà răng dã bị thương tổn, dùng dụng cụ nào ngà để vét ngà và thức ăn, lớp mủn tích tụ sẽ thấy đáy lỗ sâu tạo nên khoảng trống lớn trong lòng thân răng, có hình dạng phong phú, phổ biến là lỗ hình tròn.

Cấu tạo của răng và quá trình hình thành sâu răng 5

Các trường hợp sâu răng tiêu biểu

 

Chính vì vậy, bạn cần có kiến thức về cấu tạo của răng, nguyên nhân và cách điều trị răng sâu để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Bạn cần bổ sung chất flour ở nồng độ thích hợp 0,5-0,7 ppm (0,5mg/1lit hay phần triệu/1l) làm răng cứng chắc, có đủ độ cứng chắc để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Đồng thời, các vi khuẩn streptococcus mutans có thể được ngăn chặn nếu bạn chặn lại quá trình chuyển hóa đường và tinh bột thành axit lactic nhờ việc chăm sóc răng miệng đều đặn, đánh răng thường xuyên, tránh ăn vặt, ăn đồ ngọt, súc miệng bằng nước diệt khuẩn 2 lần một ngày để loại trừ mảng bám trên bề mặt răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *