Trang chủ » RĂNG MIỆNG TRẺ EM » Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi – Cần lưu ý gì – Khắc phục thế nào?

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi – Cần lưu ý gì – Khắc phục thế nào?

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi khiến bé nhà bạn vô cùng khó chịu. Là bậc cha mẹ, quan tâm và tìm hướng xử lý, điều trị bệnh lý, giúp bé yêu dễ chịu và duy trì tốt nhất tình trạng sức khỏe luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về bệnh lý. Hãy tham khảo những phân tích của bác sĩ nha khoa bên dưới đây nhé!

Các bệnh lý về răng miệng luôn là nỗi lo của những người làm cha mẹ, nhất là khi bản thân chẳng có tí kinh nghiệm nào về các bệnh lý nha khoa. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại thường xuyên mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Bởi lúc còn quá nhỏ, con không thể ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi - Cần lưu ý gì - Khắc phục thế nào? 1

Bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ*

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi là bệnh lý răng miệng diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau. Mắc phải bệnh lý này, bé cảm thấy vô cùng khó chịu, liên tục quấy khóc và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được bố mẹ quan tâm, điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm lợi thường gặp nhất là do trẻ không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Từ đó, các loại vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, do quá trình mọc răng hay do con bị ứng với sữa, thức ăn, các tác nhân từ môi trường sống…

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi - Cần lưu ý gì - Khắc phục thế nào? 2

Các dấu hiệu nhận biết*

Các triệu chứng giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết nhất khi bé bị viêm lợi là nướu đỏ, mềm bất thường, dễ chảy máu chân răng. Ngoài ra, viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi còn gây ra tình trạng hôi miệng và chảy nhiều nước dãi, nhất là vào lúc ngủ. Khi bị viêm lợi, trẻ còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại mô nướu nên rất hay cắn phá.

Mẹo xử lý viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi tại nhà

Viêm lợi ở trẻ nhỏ 2 tuổi được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên nó cũng để lại ảnh hưởng và hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, dù mắc phải bởi bất kỳ nguyên nhân nào thì bệnh lý cũng gây ảnh hưởng nhiều bé yêu nhà bạn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị viêm lợi, phụ huynh có thể áp dụng 1 số mẹo dưới đây:

– Làm sạch răng có bé, bố mẹ có thể cho con súc miệng bằng nước muối ấm hoặc cho con ngậm nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.

– Không cho trẻ ăn đồ nóng, thực phẩm mặn hay những món ăn để lại nhiều mảng bám. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của vết viêm.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi - Cần lưu ý gì - Khắc phục thế nào? 3

Dùng thực phẩm mát xoa dịu cơn đau cho bé*

– Dùng các loại thực phẩm có tính mát, nhiều vitamin nhằm tăng tác dụng giảm viêm, ngừa khuẩn thoa lên vùng lợi bị viêm khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Một số loại thực phẩm hữu ích như: dưa chuột, nha đam, mật ong…

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi an toàn

Điều cần thiết nhất bố mẹ nên làm khi bé nhà bạn gặp phải bệnh lý viêm lợi là đưa bé đến nha sĩ để thực hiện thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý, nha sĩ sẽ có những hướng xử lý – điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi khác nhau:

Loại bỏ vôi răng, làm sạch khoang miệng

Nguyên nhân viêm lợi xuất phát từ các mảng bám trên răng, nướu. Do đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng làm sạch các mảng bám này. Đồng thời, phụ huynh cũng được hướng dẫn kỹ lưỡng về cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để có thể hướng dẫn cho con yêu chăm sóc răng miệng đúng cách.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi - Cần lưu ý gì - Khắc phục thế nào? 4

Đưa bé đến nha khoa điều trị viêm lợi an toàn*

Sử dụng thuốc kháng sinh

Với tình trạng viêm lợi nặng hơn, sau khi giải quyết các mảng bám, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh (phù hợp với từng cơ địa trẻ). Ngoài ra, nha sĩ sẽ cấp thêm thuốc súc miệng hoặc nước muối để bố mẹ giúp trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày, thúc đẩy lành viêm.

Mong rằng, những thông tin về bệnh lý viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi nha khoa chia sẻ trên đây đã giúp quý phụ huynh có thêm những kiến thức nha khoa bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh lý răng miệng, dịch vụ nha khoa, hãy liên hệ đến trung tâm để được giải đáp tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *