Trang chủ » KIẾN THỨC NHA KHOA » Điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng

Tủy răng là phần trong lớp vỏ cứng của răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu, mạch bạch huyết. Tủy răng được dẫn từ xương răng vào buồng tủy thông qua ống chân răng. Quá trình dẫn tủy này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong răng. Nhiều trường hợp cần phải điều trị tủy ăng như răng bị sâu nặng hoặc chấn răng khiến răng bị nhiễm trùng nhưng bệnh nhân vẫn muốn giữa lại chiếc răng đó thì phải điều trị tủy răng.

Điều trị tủy răng không quá khó, bác sĩ phải lấy hết phần tủy răng đã bị hỏng, nhiễm trùng và thay vào đó bằng chất độn đặc biệt để duy trì cơ cấu răng tốt hơn.

Điều trị tủy răng

Viêm tủy răng sẽ làm hỏng răng

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tủy chân răng

Bệnh nhân có cảm giác đau nhức sau khi sử dụng thức ăn.

Răng trở nên nhạy cảm hơn sau khi sử dụng thức ăn nóng hoặc lạnh.

Quy trình điều trị tủy răng

Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy sạch tủy răng đã bị nhiễm trùng. Sau đó trám bít ống tủy răng vì sau khi lấy tủy xong phần ống tủy này sẽ rộng ra. Bác sĩ trám ống tủy chân răng bằng cách đo chiều dài ống tủy để xác định lượng chất liệu trám đưa vào ống tủy. Chất liệu trám ống tủy được làm từ nhựa cây, tính trơ và an toàn cho người sử dụng.

Điều trị tủy răng

Viêm tủy răng khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu

Cuối cùng bác sĩ chỉ cần dùng các chất trám như Amalgam bạc, Composite hoặc Glass ionomer để trám lại răng là hoàn thành ca điều trị tủy.

Quy trình thực hiện điều trị tủy răng khá dễ dàng nhưng cũng đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao, khéo lép mới có thể đảm bảo tốt cho bệnh nhân về tính an toàn cũng như tính hiệu quả của ca điều trị.

Nếu răng của bạn bị viêm tủy thì bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị tủy cho bạn chính xác hơn.

Điều trị tủy răng

Nên định kỳ kiểm tra răng miệng

Để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày, nên chải răng đúng cách theo hướng từ trên xuống dưới và nghiêng 1 góc 45 độ. Đồng thời bạn nên dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng và cho khoang miệng sạch sẽ hơn. Ngoài ra, bạn nên định kỳ 3-6 tháng/lần gặp bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng để xem răng có vấn đề gì không. Nếu có bác sĩ sẽ tìm phương án xử lý kịp thời để phòng ngừa các bệnh lý về răng hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *