Niềng răng bị viêm lợi và gây nên nhiều hệ lụy khác khiến khách hàng cảm thấy hoang mang. Vậy nguyên nhân gây nên những vấn đề này do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng nha khoa tìm hiểu vấn đề này nhé!
Niềng răng đã không còn xa lạ hiện nay, khi nhu cầu làm đẹp ngày càng nhiều. mặc dù niềng răng mang lại sự thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi niềng răng không đúng kỹ thuật, cẩu thả sẽ gây ra khá nhiều biến chứng: niềng răng bị viêm lợi, răng chết tủy, lung lay…
Niềng răng có hại không?
Niềng răng là quá trình sắp xếp, di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm dưới lực tác động từ các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây chun… giúp mang lại nụ cười hoàn mỹ hơn, giảm áp lực cho quai hàm, hạn chế các bệnh răng miệng không mong muốn cũng như giúp quá trình ăn nhai thức ăn được dễ dàng hơn.
Song, nếu như việc niềng răng thực hiện sai cách, người niềng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn dưới đây:
– Niềng răng bị viêm lợi, nguy cơ chết tủy: Nếu được niềng răng đúng cách, kết quả niềng sẽ giữ được mức ổn định suốt đời. Nhưng nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến việc răng bị nghiêng, lung lay, không thẳng hàng, viêm lợi…
– Khuôn mặt bị biến dạng: Một số trường hợp người niềng răng đang trong độ tuổi phát triển, cơ thể phát triển kéo theo xương hàm cũng phát triển theo làm cho gương mặt bị thay đổi nếu không cẩn thận khi tiến hành niềng răng.
– Quá trình niềng răng kéo dài, có thể lên đến 2 – 3 năm, cần chế độ chăm sóc răng phức tạp, cầu kỳ, tỉ mỉ để có được hàm răng đẹp nên đã có rất nhiều người nản lòng khi niềng răng.
– Răng rụng sớm hơn: Niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe khi mà bác sĩ có tay nghề không tốt, thì việc răng và hàm của bạn trở nên yếu hơn sau khi niềng. Càng về sau, bộ nhai sẽ trở nên yếu hơn, khó nhai, răng dễ bị đau và rụng sớm hơn.
Cách xử lý niềng răng bị viêm lợi hiệu quả an toàn
Điều đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện niềng răng bị viêm lợi là liên hệ với bác sĩ chỉnh nha để nhận được các chỉ dẫn điều trị tại nhà hoặc nhận lịch thăm khám tại nha khoa. Tuy nhiên, cách trị viêm lợi an toàn nhất vẫn là trực tiếp thăm khám và điều trị tại nha khoa.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ viêm lợi. Đồng thời kiểm tra các khí cụ niềng răng có ổn định hay không. Nếu viêm lợi ở mức độ nặng, có thể bác sĩ sẽ phải tháo niềng răng tạm thời để điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành gắn niềng – tiếp tục liệu trình chỉnh nha.
Trong các trường hợp niềng răng bị viêm lợi ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Đồng thời bạn được hướng dẫn chăm sóc răng miệng, chỉ định thực đơn ăn uống phù hợp và chia sẻ các mẹo giảm đau, thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.
Mong rằng, các thông tin điều trị niềng răng bị viêm lợi trên đây hữu ích với bạn. Để có quá trình chỉnh nha thuận lợi, an toàn, người niềng răng cần tuân thủ mọi chỉ định, chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Hãy chăm sóc răng miệng, vệ sinh khí cụ kỹ lưỡng và áp dụng chế độ ăn uống khoa học.