Trang chủ » KIẾN THỨC NHA KHOA » Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào?

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào?

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi là một trong những vấn đề được quý phụ huynh quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, không chỉ khi lớn lên, mọc răng đầy đủ thì con yêu của bạn mới gặp phải các bệnh lý răng miệng mà ngay cả khi lọt lên đến giai đoạn mọc răng, các vấn đề nha khoa vẫn có nhiều nguy cơ hình thành. Vì vậy, hãy là những ông bố bà mẹ đảm đang bằng việc nắm rõ cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cho con yêu ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có cách chăm sóc sức khỏe đặc biệt hơn so với người lớn hay những bé đã cắp sách đến trường. Chúng những 1 tờ giấy trắng, chưa biết được điều gì xảy ra với mình, không tự vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, nướu cũng như răng của bé 1 tuổi mới hình thành, rất non nớt và dễ bị thương tổn. Quý phụ huynh có thể tham khảo cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi nha khoa chia sẻ dưới đây!

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào? 1

Bé 1 tuổi dễ gặp các vấn đề răng miệng nếu không được vệ sinh tốt*

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào?

Chính vì còn quá nhỏ nên nướu, lưỡi, răng của bé còn khá yếu ớt. Có nhiều trường hợp bé khi 1 tuổi vẫn chưa mọc răng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng cần thận trọng, tránh làm tổn thương các bộ phận răng, lưỡi, nướu, môi.

Bố mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước (có thể thấm nước mát hoặc ấm) và thực hiện lau sạch nướu, lưỡi cho bé. Nếu bé đã có những chiếc răng đầu đời, bố mẹ nên lau sạch răng nhiều lần thật nhẹ nhàng để bảo vệ răng cho con yêu. 

Trong một số trường hợp, chỉ khoảng 1 tuổi những răng trẻ nhỏ đã mọc khá nhiều. Đồng thời, bé 1 tuổi cũng bắt đầu có những cử chỉ bắt chước bố mẹ. Lúc này, anh chị em nên tập cho bé làm quen với việc đánh răng. Nên sử dụng bàn chải trẻ em có lông mềm (bé 1 tuổi chưa cần thiết sử dụng kem đánh răng) và thực hiện động tác chải răng cho bé. Tuy nhiên, không nên chải quá lâu để tránh làm bé khó chịu, quấy khóc.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào? 2

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi*

Có 1 cách giúp bố mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ thuận lợi bằng cách chải răng là hãy lựa chọn các bàn chải có hình dạng ngộ nghĩnh, màu sắc cuốn hút để khơi ngơi sự tò mò, thích thú đối với con yêu. Từ đó, bé sẽ hợp tác hơn với bố mẹ trong công tác vệ sinh răng miệng.

Những điều cần lưu ý để bảo vệ răng miệng cho bé

Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách là điều cần thiết để bé yêu nhà bạn có sức khỏe nha khoa tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây:

– Nên hạn chế việc sử dụng các thức ăn thức uống có chứa đường cho trẻ dưới 1 tuổi để hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nướu.

– Không nên cho bé ngậm ti mẹ hoặc ngậm bình sữa để ngủ qua đêm, tránh cho bất kỳ chất ngọt nào tiếp xúc với ti giả khi cho trẻ bú sữa.

– Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, bố mẹ không nên dùng lưỡi của mình để làm sạch phần sữa còn dính trên vú giả. Trước và sau khi sử dụng vú giả này, phải ngâm chúng trong nước ấm để diệt khuẩn, đảm bảo an toàn cho bé.

– Bố mẹ không nên vội vàng cho con sử dụng nhiều các loại nước ép. Tuy rằng các loại nước ép giúp bổ dung dưỡng hiệu quả, song lại không tốt cho sức khỏe nha khoa của trẻ vì có chứa đường. Hơn nữa, cơ thể của bé nhỏ có thể chưa thích nghi tốt được với các thức ăn, thức uống lạ này.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi như thế nào? 3

Không nên cho trẻ ngậm sữa bình qua đêm*

– Trước khi đi ngủ, phụ huynh chỉ nên cho con bú sữa mẹ hoặc sữa pha công thức, không nên cho bé uống nước ép hay các loại nước khác.

– Khi trẻ từ 1 từ trở đi, bạn nên cho bé làm quen với việc sử dụng thức uống bằng ống hút. Điều này giúp bé bảo vệ răng không phải tiếp xúc với các thức ăn, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa được các bệnh lý.

Hy vọng, với những thông tin nha khoa chia sẻ trên đây cho thể quý phụ huynh chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi tốt nhất. Khi bé nhà bạn không may gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng, hãy tức tốc đến ngay trung tâm nha khoa để nha sĩ thăm khám và có cách xử lý kịp thời, giúp trẻ duy trì tốt sức khỏe nha khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *