Nướu răng có vai trò rất quan trọng khi bao quanh thân răng và làm mô đỡ cho răng của bạn. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta lơ là, ít chăm sóc và ý thức bảo vệ nướu, thói quen đó rất nguy hiểm bởi có thể gây ra nhiều bệnh liên quan đến nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy các dạng bệnh liên quan đến nướu thường gặp là gì?
Các dạng bệnh liên quan đến nướu thường gặp
Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý về sức khỏe răng miệng, có liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu, nặng hơn là có thể gây mất răng. Viêm nha chu có dạng nhẹ là viêm nướu, cho đến những biểu hiện trầm trọng hơn như nụt nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng, mất răng… Bệnh này xuất phát từ việc tích tụ vi khuẩn và mảng bám trên răng, khoáng hóa thành vôi răng, tổn thương về thẩm mỹ và gây đau đớn cho bạn.
Để loại bỏ viêm nha chu, bạn cần chú ý thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày rất cần thiết để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Đồng thời, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ lấy đi mọi nguy cơ gây bệnh trên răng, tránh được hôi miệng, sớm phát hiện mọi bệnh lý về nướu và bệnh răng miệng khác để kịp thời điều trị.
Nếu viêm nha chu còn nhẹ, độ mất bám dính vào răng còn ít, bác sĩ sẽ xử lý nơi mặt gốc răng để loại trừ ổ mủ. Bác sĩ nha khoa sẽ lấy cao răng, phục hình tạm thời để răng bạn không còn bám vi khuẩn, tạo điều kiện để lớp nướu tái sinh trên răng, ôm lấy thân răng sau một thời gian ngắn. Nếu như túi nha chu đã trên 5mm, mất độ bám dính nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc đến giải pháp điều trị phẫu thuật cho bạn sao cho an toàn nhất và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đớn bởi viêm nha chu bằng những kỹ thuật và máy móc tiên tiến, ít sang chấn.
Tụt nướu
Trong nhiều bệnh lý răng miệng liên quan đến nướu, tụt nướu hay viêm nướu là dạng nhẹ. Biểu hiện của nó là lợi răng bị tụt xuống, không còn bám dính tự nhiên vào chân răng như cũ. Người ta còn gọi hiện tượng này là tụt lợi, làm lộ ra chân răng, gây cảm giác nhức khó chịu.
Hiện tượng này có thể xuất phát từ việc ý thức vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin C, hoặc mắc phải một số bệnh khác gây nóng trong người, cơ thể không còn sức đề kháng. Khi đánh răng, cũng có thể bạn đã dùng tác động lực quá mạnh lên bàn chải gây ra nướu bị tụt xuống.
Để khắc phục điều này, bạn nên đến phòng nha để được tư vấn về loại bàn chải, kem đánh răng cũng như cách vệ sinh răng miệng hợp lý. Việc lấy vôi răng rất cần thiết để làm sạch vi khuẩn và mảng bám, tạo điều kiện vô trùng cho nướu phát triển như cũ. Đồng thời, bạn cũng cần sắp xếp lại chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh và vitamin để bảo vệ nướu tốt nhất.
Hôi miệng
Tưởng như đơn giản và không gây đau đớn cho răng miệng, nhưng hôi miệng lại là bệnh lý nhiều người lo sợ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đên sự tự tin và tinh thần của bạn. Nướu không khỏe sẽ làm địa điểm để vi khuẩn trú ngụ, tích tụ các loại kỵ khí, làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Hoặc khi bạn niềng răng để điều trị lệch lạc, không chú ý đánh răng và vệ sinh sẽ làm cho hơi thở của bạn có mùi, viêm nhiễm răng.
Với hiện tượng này, bạn cần khám răng tại phòng nha, bổ sung nước súc miệng 2 lần một ngày là cách tốt nhất giúp bác sĩ kiểm soát nguy cơ hôi miệng cho bạn khi niềng răng, cạo vôi răng định kỳ 3- 6 tháng/ lần và kiểm tra các bệnh răng miệng khác. Bạn sẽ có hàm răng khỏe đẹp và không bị hôi miệng và tránh được những bệnh lý liên quan đến nướu.