Trang chủ » TRÒ CHUYỆN CÙNG NHA SĨ » Tư vấn trồng răng thẩm mỹ » Chỉ định và chống chỉ định của implant

Chỉ định và chống chỉ định của implant

Chỉ định và chống chỉ định của implant là như thế nào? Phục hình implant nha khoa được tiến hành ở cả thân và chân răng để tạo thành một chiếc răng chắc chắn và có hình dáng như răng thật. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn băn khoăn về vấn đề chỉ định và chống chỉ định của implant là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cấy ghép implant là gì?

Implant thực chất là một trụ được làm bằng vật liệu titanium dùng để gắn vào trong xương hàm của bệnh nhân. Trụ implant bám chắc vào xương hàm sau 1-6 tháng khi cắm vào. Sau khi trụ implant bám chắc chắn vào xương hàm thì bác sĩ sẽ phục hình mão răng sứ lên trên.

Chỉ định và chống chỉ định của implant 1

Cấy ghép implant

Titanium là vật liệu được sử dụng trong ngành nha khoa và các ngành công nghệ cao. Cho nên loại vật liệu này có đặc điểm sinh học tốt, khả năng tương thích với xương hàm rất cao và tính an toàn đối với cơ thể người.

Cấu tạo răng implant: bao gồm trụ implant, abutment và phục hình

Trụ implant:

Dùng để cố định vào vị trí xương hàm thay thế chân răng thật. Bác sĩ sẽ chọn loại implant tùy theo kích thước xương hàm, vùng răng của bệnh nhân.

Abutment:

Dùng để vặn lên trụ implant bằng vít để nâng cầu răng và mão răng sứ.

Phục hình:

Là khâu cuối cùng trong cấy ghép răng implant. Bác sĩ dùng mão răng sứ hoặc cầu răng để cố định vào abtment.

Chỉ định và chống chỉ định của implant 2

Trụ implant làm bằng vật liệu an toàn

Chỉ định và chống chỉ định của implant

Trường hợp chỉ định cấy ghép răng implant

Trong rang implant thường chỉ định cho những trường hợp bị mất một răng, nhiều răng, thậm chí cả nguyên hàm răng. Các trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định cấy ghép răng implant:

Những bệnh nhân bị mất răng và phục hình bằng phương pháp tháo lắp không đạt được yêu cầu.

Những trường hợp bị mất chức năng ăn nhai hoặc bị thoái hóa hàm giả tháo lắp.

Bệnh nhân không muốn các răng bên cạnh bị ảnh hưởng do phương pháp làm cầu răng.

Trường hợp răng cửa không đủ điều kiện để tiến hành làm trụ răng.

Bệnh nhân muốn giữ gìn xương hàm.

Chỉ định và chống chỉ định của implant 3

Cấy ghép implant thẩm mỹ

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người (*)

Trường hợp chống chỉ định cấy ghép implant

Trường hợp bệnh nhân chưa được 18 tuổi. Nguyên nhân là do xương hàm phát triển chưa chắc chắn và ổn định nên khi can thiệp vào các biện pháp cấy ghép răng implant sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của khuôn mặt về sau.

Trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn thai kỳ. Khi cấy ghép răng implant phải tiến hành những hoạt động như chụp phim, tiêm thuốc… những yếu tố này không tốt cho thai nhi.

Bệnh nhân có xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép răng implant.

Cấy ghép Implant có đau không?

Cấy ghép Implant nha khoa là một phương pháp trồng răng mang lại hiệu quả cao. Tại Hệ Thống Nha khoa Đăng Lưu, kỹ thuật trồng răng Implant được tiến hành một cách chính xác và nhanh chóng, thế nên bênh nhân luôn cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình điều trị.

Đặc biệt, với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiến tiến, trang thiết bị máy móc hàng đầu và ê kíp là các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, cấy Implant sẽ nhanh chóng được đặt chính xác vào xương hàm của bệnh nhân chỉ trong vòng 20 tới 30 phút. Cùng với đó, tại Nha khoa Đăng Lưu thuốc gây tê thuộc dòng thuốc tốt nhất, nhập chính hãng từ các nhà cung cấp dược phẩm uy tín từ Châu Âu và được Bác sĩ sử dụng một lượng vừa đủ nên giảm tối đa cảm giác đau nhức cho bệnh nhân trong suốt 2 giờ điều trị.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề chỉ định và chống chỉ định của implant. Nếu muốn biết thêm những thông tin liên quan các bạn có thể gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn để được hỗ trợ giải đáp thêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *