Rất nhiều người nghĩ rằng việc chăm sóc răng miệng ở trẻ không quan trọng, vì bé sẽ thay răng để hình thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, quan niệm này lại là điều sai lầm, chăm sóc răng miệng sớm cho trẻ rất là điêu cần thiết để đạt được sự phát triển bình thường, khỏe mạnh, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của bé. Trong nhiều bệnh răng miệng ở trẻ em, sâu răng sữa là hiện tượng thường gặp.
Hiện tượng sâu răng sữa ở trẻ
Theo nhiều thống kê, có tổng số 20 răng sữa trên hàm răng của trẻ, trong đó, ở thời điểm 2 tuổi, răng sữa số 5 bắt đầu mọc ở hàm trên và hàm dưới, các khoảng trống giữa răng sữa là bình thường để giúp cho răng vĩnh viễn có đủ không gian để cố định sau này. Răng sữa đầu tiên thường rụng là răng cửa giữa, răng vĩnh viễn sẽ nhú lên ở vị trí tương ứng, răng sữa cuối cùng là răng sữa số 5, rụng khoảng 12 tuổi. Sâu răng sữa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Sâu răng sữa ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, men răng sữa mỏng, vi khuẩn sẽ rất dễ tấn công. Thiếu canxi ở trẻ có thể do người mẹ khi mang thai bé không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Sâu răng sữa cũng có thể do bé ăn quá nhiều đồ ngọt, bởi lứa tuổi này đặc biệt thích bánh kẹo, không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, cha mẹ chăm sóc răng kịp thời và đúng thời điểm cho bé.
- Trẻ hay mút tay, bú bình quá lâu, không vệ sinh lưỡi thường xuyên… đều làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở trẻ.
Nếu không can thiệp và chăm sóc kịp thời, sâu răng sữa sẽ dẫn đến rụng răng sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng tự nhiên của trẻ. Răng sữa do sâu nên rụng quá sớm, sẽ dẫn đến răng trưởng thành mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
Đồng thời, răng có chức năng nhai thức ăn, vì vậy nếu răng sữa rụng sớm mà răng vĩnh viễn chưa kịp mọc, sẽ làm cho bé khó khăn khi ăn nhai, không sử dụng đa dạng được thức ăn hay thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Bên cạnh đó, răng sữa bị sâu là quá trình tích tụ vi khuẩn và mảng bám nơi răng, có thể gây ra viêm nhiễm răng, viêm quanh chân răng, sâu răng lân cận, răng bị viêm nướu… gây cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày cho con của bạn.
Chính vì vậy, khi trẻ bị sâu răng sữa, bạn nên đưa trẻ đến phòng nha để loại bỏ sớm hiện tượng này bằng giải pháp trám răng phòng ngừa và trám răng điều trị, hoặc nhổ nếu cần thiết. Khi mang thai, người mẹ nên chú ý cung cấp đủ lượng canxi cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ để con trẻ được khỏe manh, cứng cáp, hệ xương cân đối khi chào đời.
Đồng thời khi bé mới mọc răng sữa, bạn cũng có thể vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc nhúng nước muối ấm để rà lưỡi, chà răng miệng cho bé, loại bỏ nguy cơ sâu răng. Hạn chế cho trẻ sử dụng nhiều đồ ăn ngọt, rèn luyện thói quen súc miệng sau khi ăn hay đánh răng hàng ngày từ sớm là sự chuẩn bị tốt nhất ngăn chặn tình trạng sâu răng sữa.