Câu hỏi: Thưa Bác sĩ, nhổ răng khôn có đau không ạ? Và nhổ răng khôn có cần thiết không? Vùng nướu ở vị trí răng khôn hàm dưới của em thường ửng đỏ rất đau nhức. Mọi người khuyên nên đi nhổ răng hết sẽ hết sưng tấy nhưng em vẫn còn băn khoăn, mong Bác sĩ tư vấn giúp. Em cảm ơn!
(Thu Hà – 25 tuổi, Sóc Trăng)
Trả lời:
Chào Thu Hà!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi “ nhổ răng khôn có đau không?” về cho Nha khoa Đăng Lưu. Sau đây, Bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này để Thu Hà cùng quý khách hàng hiểu hơn về tình trạng răng miệng này.
Nhổ răng khôn có đau không?
Khi chúng ta bước vào độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, răng khôn mới mọc lên. Mặc dù, chúng giúp tăng lực nhai cơ hàm, nhưng lại tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Vậy nhổ răng khôn có đau không? Và có nhất thiết phải nhổ răng khôn không?
Nhổ răng khôn có đau không?
Thời điểm nhổ răng khôn hợp lý là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Nếu để trên 35 tuổi, nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn, thế nên việc chọn thời điểm nhổ răng hợp lý khôn cũng là yếu tố quyết định vấn đề nhổ răng khôn có đau không?
Khi răng khôn mọc gây ra các triệu chứng như đau, nhiễm trùng, u nang và ảnh hưởng đến răng lân cận
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp và làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, chẳng hạn: nhỏ, dị dạng gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh
Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.
Răng khôn mọc lệch ảnh hưởng đến các răng lân cận
Khi nhận thấy răng khôn mọc lên khác thường với các biểu hiện như sưng đau và ửng đỏ thì các bạn nên đến gặp Bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra kĩ lưỡng. Quan trọng hơn, Bác sĩ Nha khoa sẽ xác định thời điểm nhổ răng thích hợp để chúng ta không phải lo sợ nhổ răng có đau không?
Quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?
Quy trình nhổ răng với bước nhổ răng đơn giản và chuẩn Y khoa, Bác sĩ của Nha khoa Đăng Lưu luôn đem lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong suốt ca nhổ răng khôn:
Thăm khám tổng quát
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn của từng bệnh nhân. Từ đó, Bác sĩ sẽ quyết định có nên loại bỏ chiếc răng cấm này hay không?
Tiến hành kiểm tra hàm mặt
Tại Trung tâm Nha khoa Đăng Lưu bạn sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý bằng máy chụp hàm mặt cùng phần mềm quản lý hiện đại, giúp bạn có thể xem toàn bộ quá trình điều trị trước, trong và sau khi nhổ răng khôn.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng khôn
Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Tiếp đó, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương rồi cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại, có thể dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường.
Bước 4: Cầm máu
Bác sĩ sẽ cho bạn cắn bông cầm máu, khoảng sau 10-15 phút máu sẽ ngưng chảy
Bước 5: Tái khám
Sau khi nhổ răng khôn, các bạn nên đến tái khám theo lịch hẹn để Bác sĩ kiểm tra vết thương tại vị trí nhổ răng đã lành chưa? Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, Bác sĩ sẽ có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng rất lớn đến khung xương hàm và sức khỏe toàn thân. Vì vậy, chúng ta nên loại bỏ những chiếc răng khôn này càng sớm càng tốt tại Nha khoa uy tín.
Hi vọng rằng, những thông tin Y khoa chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp quý độc giả bớt đi lo lắng nhổ răng khôn có đau không? Như trường hợp của Thu Hà, Nha khoa Đăng Lưu khuyên bạn nên đến gặp Bác sĩ để thăm khám và kiểm tra để được hỗ trợ kịp thời nhé!