Niềng răng khi mang thai là vấn đề bạn cần tìm hiểu và lưu ý trước khi thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay. Phương pháp này cần một khoảng thời gian khá dài để đem lại hiệu, chính vì vậy mà nhiều người thường tranh thủ lúc mang thai thực hiện niềng răng để không cản trở nhiều đến công việc. Tuy nhiên, liệu răng niềng răng chỉnh nha khi đang mang thai có được không? niềng răng giá bao nhiêu tiền? Có gây ảnh hưởng gì không? Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Ai cũng muốn mình có được hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin nhưng không phải ai cũng có được điều đó. Với những trường hợp răng lệch lạc, hô móm, răng thưa thì niềng răng là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp để niềng răng thì mới đem lại hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc niềng răng khi mang thai có được không? niềng răng ở đâu tốt nhất?
Niềng răng khi mang thai có được không?
Về bản chất, niềng răng sử dụng hệ thống khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng răng để tạo lực lên răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, đem lại cho bạn hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin. Phương pháp chỉnh nha này được các chuyên gia nha khoa đánh giá là an toàn, không gây xâm lấn răng thật, không làm ảnh hưởng đến xương hàm, nướu, các mô mềm hay dây thần kinh. Mặt khá, quá trình niềng răng sẽ không dùng thuốc nên sẽ không là ảnh hưởng đến thai nhi.
Thế nhưng, nếu bạn có ý định niềng răng khi mang thai thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang, bạn cần phải nói trước với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Thời gian niềng răng thường kéo dài khoảng 1-2 năm, niềng răng tuy không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi nhưng trong quá trình sinh con bạn sẽ không tiện để đến gặp bác sĩ thăm khám, theo dõi răng dịch chuyển như thế nào. Như vậy có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Ở thời khì đầu và cuối của thai kỳ, bác sĩ khuyên bạn không nên đi lại quá nhiệt, hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
Trong quá trình niềng răng, chế độ ăn uống cũng cần phải kiêng khem, điều này sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Niềng răng khi mang thai vẫn có thể thực hiện được nhưng việc này có thể sẽ gây ra nhiều phiền phức cho bạn, đó là còn chưa kể các biến chứng có thể xảy ra do niềng răng sai cách. Chính vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn hoặc là có thể niềng răng sau khi sinh để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thẩm mỹ.
Đang niềng răng thì mang thai nên làm gì?
Nếu đang trong quá trình niềng răng mà bạn mang thai thì điều cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có kế hoạch chỉnh nha phù hợp. Tại nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của từng khách hàng và có những giải pháp cụ thể:
Nếu tình trạng sức khỏe không ổn định thì có thể dừng nga quá trình niềng răng lại để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Nếu bà bầu vẫn đảm bảo sức khỏe tốt thì vẫn tiếp tục thực hiện niềng răng. Qúa trình này sẽ không bị ảnh hưởng cho đến 3 tháng cuối của thai kỳ.
Hy vọng với những thông tin niềng răng khi mang thai mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thể nhiều kinh nghiệm niềng răng bổ ích. Bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể.