Quy trình trám răng sâu an toàn giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Vậy quy trình trám răng như thế nào đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn? Cùng nha khoa khám phá các bước thực hiện điều trị trám răng sâu dưới đây nhé!
Sâu răng ở mức độ nặng khiến răng dễ bị hư hỏng, nứt hoặc gãy vỡ. Nếu không được điều trị và hàn trám kịp thời, răng này càng dễ bị gãy nhiều hơn, thậm chí dẫn đến mất răng. Việc áp dụng một quy trình trám răng sâu đạt tiêu chuẩn giúp bảo vệ răng, hoàn thiện ăn nhai tốt.
Vì sao cần phải trám răng sâu?
Sâu răng là một trong những bệnh lý rất phổ biến mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Sâu răng tồn tại ở nhiều mức độ. Ở mỗi mức độ, phương pháp điều trị và ngăn chặn sâu răng tiếp diễn sẽ khác nhau.
Nên trám răng sâu sau khi điều trị*
Sâu răng thường xảy ra do việc vệ sinh răng miệng được tiến hành không kỹ lưỡng. Lúc này, trên răng bám đọng các vụn thức ăn, lâu dài chúng rã ra trong môi trường khoang miệng tạo thành những mảng bám lỳ lợm trên răng. Mảng bám vôi răng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công men răng và gây sâu răng.
Ở những trường hợp sâu răng không được phát hiện kịp thời, sâu răng ăn mòn và phá hoại men răng, tạo thành những lỗ hỏng trên răng. Chúng tấn công vào tủy răng khiến răng bị giòn và dễ vỡ.
Chính vì những nguy hại bệnh lý sâu răng có thể gây ra, khi phát hiện thấy sâu răng, bạn cần lập tức đến nha khoa, thực hiện thăm khám. Tại đây, nha sĩ thông qua quá trình kiểm tra mức độ sâu răng sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất trong từng trường hợp.
Với trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, răng bị vỡ hoặc hỏng răng, sau điều trị sau răng, chỉ định trám răng là cần thiết để bảo vệ răng. Đồng thời, trám răng cũng khiến bệnh lý sâu răng không tái phát.
Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất
Một dịch vụ nha khoa đảm bảo an toàn và hiệu quả chỉ khi được áp dụng theo quy trình chuẩn. Theo đó, quy trình trám răng sâu đạt chuẩn với từng bước diễn ra như sau:
Các bước trám răng theo tiêu chuẩn*
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Việc thăm khám giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương của răng. Nếu cần, bệnh nhân được chỉ định chụp X quang để kiểm tra mức độ tổn thương của tủy răng. Tùy thuộc vào từng tình trạng sâu răng, bác sĩ áp dụng loại vật liệu trám khác nhau.
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Nạo sạch phần mô bị hư hại và mài vát men răng để làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Đây là bước quan trọng đối với quy trình trám răng sâu, giúp bệnh lý sâu răng được điều trị dứt điểm.
Bước 3: So màu răng, đặt khuôn trám
So sánh màu răng nhằm nhận biết chính xác và lựa chọn miếng trám răng phù hợp. Điều này giúp răng sau trám được tự nhiên hơn. Sau khi lựa chọn được màu trám, bác sĩ đặt khuôn trám hoặc sử dụng chỉ co nướu để trám răng.
Bước 4: Tiến hành thực hiện trám răng
Quá trình trám răng được thực hiện qua các thao tác: xói mòn acid, tạo lớp dán, trám composite resin quang trùng hợp.
Các loại chất liệu trám răng phổ biến*
Bước 5: Kiểm tra lại và hoàn thiện
Hoàn tất các thao tác trám răng, bác sĩ cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo kết quả trám răng đạt tiêu chuẩn, tránh các trường hợp cộm, cấn gây khó chịu. Đồng thời thực hiện đánh bóng răng vừa trám để đảm bảo thẩm mỹ.
Mong rằng, quy trình trám răng sâu theo tiêu chuẩn nha khoa chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Khi phát hiện sâu răng hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên trực tiếp đến tại nha khoa để thực hiện thăm khám, kiểm tra và được tư vấn điều trị cụ thể.