Khi phần hàm trên phát triển quá mức, răng cửa hàm trên bị đẩy ra phía trước nhiều hơn so với hàm dưới, hàm trên và hàm dưới mất đi đối xứng, không cắn khít nhau ở vị trí trung tâm, gọi là răng hô. Đây là một dạng lệch lạc răng miệng khá phổ biến với nhiều mức độ như hô hàm kèm theo cười hở lợi hay hô cả 2 hàm. Vậy vì sao răng bạn bị hô?
Vì sao răng bạn bị hô ?
Răng hô, có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái, nếu người bố hoặc người mẹ, người thân trong gia đình bị hô thì rất có khả năng đến 70% con cũng sẽ mắc phải hiện tượng lệch lạc này, biểu hiện ở di truyền cấu trúc hàm mặt, cấu tạo xương hàm, trong đó có hô hàm trên.
Vì sao răng bạn bị hô còn có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ như mút tay, đưa lưỡi, cắn môi dưới, thậm chí cả những thói quen tưởng chừng như vô hại như chống cằm thường xuyên, nếu kéo dài lâu ngày, cũng phần nào tác động làm đẩy răng hàm nhô ra phía trước, dẫn đến hiện tượng hô.
Hô răng, không phải bệnh lý, không mắc phải sự kì thị của mọi người xung quanh, nhưng dễ khiến rất nhiều người cảm thấy tự ti về chính bản thân mình, khó khăn trong việc giao tiếp và hoạt động xã hội. Vì hô răng ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ, khuôn mặt bị mất cân xứng. Hơn nữa, trong xã hội phương Đông như nước ta, hô răng còn gắn với quan niệm về tính cách con người như xấu tính, không giữ được tiền bạc, ảnh hưởng đến hậu vận sau này…
Chính vì vậy, hiểu được vì sao răng bạn bị hô, bạn cần phải có cách điều trị và giải quyết đúng đắn và hợp lý. Niềng răng là giải pháp thích hợp nhất để mang lại sự cân đối cho hàm răng của bạn, giúp bạn thoát khỏi tình trạng hô. Niềng răng có rất nhiều giải pháp khác nhau với sự đa dạng về kỹ thuật và chi phí, như niềng răng kim loại, vốn là loại niềng răng giá rẻ nhất hiện nay, niềng răng mắc cài tự đóng sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng không mắc cài… đều cho hiệu quả niềng răng tối ưu.
Nếu dưới 16 tuổi, việc chỉnh nha sẽ dễ dàng hơn, chỉ khoảng 1 năm. Bác sĩ dựa vào sự phát triển của trẻ em ở tuổi dậy thì để đưa ra kế hoạch điều trị, chọn lựa phương pháp cài mắc hợp lý. Nếu bạn ở tuổi trưởng thành, xương hàm đã cứng, việc phục chỉnh răng chìa ra sẽ khó hơn, đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể lên đến 3 năm. Việc kết hợp điều trị với nhổ răng, cấy ghép Implant là rất cần thiết.