Chúng ta thường thờ ơ trước hiện tượng chảy máu chân răng, thế nhưng chảy máu chân răng là bệnh gì? Hãy cùng Bác sĩ nha khoa tìm hiểu xem bản chất của vấn đề chảy máu chân răng nhé!
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng hay không? Và nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên thì chúng ta phải làm sao?
Chảy máu răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng dường như ai cũng gặp phải một lần trong đời. Thế nhưng, khi chảy máu chân răng trở thành bệnh lý sẽ có những biểu hiện như: vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau và chảy máu.
Thông thường, khi có những kích thích từ bên ngoài như khi ăn nhai, chải răng hay xỉa răng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Và đôi khi chỉ cần chép miệng nhẹ thì phần chân răng cũng bị chảy máu.
Bệnh lý nha khoa khi chảy máu chân răng
Có rất nhiều bệnh lý răng miệng gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Vậy bệnh lý nha khoa khi chảy máu răng là bệnh gì?
Viêm lợi
Các mảng bám hay cao răng tồn tại trên răng gây kích thích lên lợ và chân răng. Theo thời gian, lợi bị sưng và rất dễ chảy máu.
Viêm nha chu
Chảy máu chân răng là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm nha chu. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nha chu có thể khiến răng bị rụng bất cứ lúc nào.
Tiêu xương chân răng
Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng, mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.
Răng gãy rụng
Khi bị chảy máu chân răng có thể phần nướu bị viêm nhiễm nặng với các túi mủ sát chân răng. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp Bác sĩ nha khoa vì nguy cơ tiêu xương dẫn đến gãy rụng răng là khá cao.
Phải làm gì khi chảy máu chân răng?
Theo Bác sĩ Nha khoa, khi nhận thấy dấu hiệu chảy máu chân răng, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Khám răng định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nha khoa có thể xảy ra.
Nên súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, chải răng ngay sau bữa ăn với loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
Chúng ta hãy chú ý nhiều hơn đến việc vệ sinh và bảo vệ răng miệng theo lời khuyên của Bác sĩ Nha khoa để hàm răng luôn chắc khỏe nhé!
Hi vọng rằng, khi đã biết được chảy máu chân răng là bệnh gì? các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của mình. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa khi chân răng chảy máu để ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm.