Ê buốt khi niềng răng là tình trạng mà rất nhiều khách hàng gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết là nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào và liệu tình trạng ê buốt có ảnh hưởng gì không? niềng răng ở đâu tốt nhất? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Niềng răng là quá trình bác sĩ sử dụng các khí cụ niềng răng, tác động lên răng nhằm dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng, tạo khớp cắn đạt tỉ lệ chuẩn. Ê buốt khi niềng răng là biểu hiện khó tránh khỏi sau khi niềng răng, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Ê buốt khi niềng răng có sao không? Những biểu hiện sau niềng răng
Ê buốt khi niềng răng là tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn uống, chải răng hoặc khi răng bị kích thích từ môi trường bên ngoài. Theo các chuyên gia nha khoa thì đây là biểu hiện thường gặp và thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Sở dĩ là vì khi bác sĩ gắn khí cụ lên răng, răng lúc này phải chịu một lực tác động nhất định nên chưa kịp thích nghi. Chính vì vậy, ê buốt trong khoảng thời gian này là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài thì rất có thể đây là biến chứng thường gặp sau khi niềng răng mà bạn cần lưu ý. Lúc này, tình trạng ê buốt có thể do các nguyên nhân sau:
Răng quá nhạy cảm, xương hàm quá yếu: Nếu răng quá nhạy cảm hoặc xương hàm quá yếu thì khi lực kéo của khí cụ niềng răng tác động lên sẽ gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt.
Niềng răng sai kỹ thuật: Biểu hiện ê buốt kéo dài chỉ là một biến chứng sau khi niềng răng do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Nếu chẩn đoán sai tình trạng sức khỏe của răng miệng, sử dụng lực kéo không phù hợp, lực kéo quá mạnh sẽ làm răng ê buốt. Nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là rụng răng.
Bệnh lý răng miệng: Việc không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt.
Chế độ ăn uống không khoa học: Trong thời gian niềng răng thực hiện niềng răng, khách hàng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Cần kiêng khem những loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Những thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến khí cụ chỉnh nha dễ bị nứt, gây kích ứng lên nướu và răng. Răng lúc này đang trong quá trình dịch chuyển và chưa ổn định, việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm không phù hợp sẽ làm răng bị tổn thương.
Như vậy, ê buốt khi niềng răng có sao không là một trong những biểu hiện thường thấy sau khi niềng răng. Ngoài ra, khi có sự tác động của khí cụ niềng răng thì răng sẽ bị nới lỏng, đây là biểu hiện tốt khi chỉnh nha. Răng cần được nới lỏng để có thể dịch chuyển về vị trí mới nhanh chóng.
Cách khắc phục ê buốt khi niềng răng
Sau khi thực hiện niềng răng, nếu gặp phải tình trạng ê buốt răng, bạn không cần phải quá lo lắng. Lúc này, để giảm ê buốt bạn có thể dùng đá bọc vào miếng vài rồi đặt lên vùng răng bị ê buốt. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu ê buốt khi niềng răng kéo dài thì bạn cần đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả.
Nếu là ê buốt do niềng răng sai kỹ thuật thì cần phải tháo khí cụ niềng răng, kiểm tra sưc khỏe răng miệng, tiến hành chụp x-quang để chẩn đoán hướng dịch chuyển, chờ răng phục hồi mới tiếp tục chỉnh nha. Nếu là do bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy thì cần điều trị dứt điểm. Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thăm khám răng miêng đúng hẹn.
Để hạn chế tình trạng ê buốt khi niềng răng, bạn nên thực hiện niềng răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo bác sĩ thực hiện phải có trình độ tay nghề cao, thiết bị khoa học hiện đại. Nếu còn thắc mắc dì về dịch vụ niềng răng, bạn có thể đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa để được tư vấn cụ thể.