Trang chủ » TRÒ CHUYỆN CÙNG NHA SĨ » Tư vấn niềng răng thẩm mỹ » Niềng răng thưa có đau không? Kinh nghiệm giảm đau

Niềng răng thưa có đau không? Kinh nghiệm giảm đau

Niềng răng thưa có đau không? Răng thưa là tình trạng khuyết điểm trên răng mà rất nhiều người gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng thưa không những gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Phương pháp niềng răng ra đời sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này an toàn và hiệu quả. Vậy niềng răng thưa có gây đau không? niềng răng giá bao nhiêu tiền? Hãy cùng chuyên gia nha khoa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sư dụng các khí cụ nha khoa như dây cung, khay niềng, hàm tháo lắp để tạo lực kéo và giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng trở nên đều đặn và thẳng hàng. Khi bạn gặp phải khuyết điểm răng thưa thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Tuy nhiên niềng răng thưa có đau không, niềng răng bao lâu thì bạn cần phải tìm hiểu.

Niềng răng thưa có đau không? Chia sẻ thực tế 1

Tình trạng răng thưa gây mất thẩm mỹ*

 

Niềng răng thưa có đau không?

Tại các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp. Theo các chuyên gia nha khoa thì sau khi khí cụ niềng răng được gắn lên toàn bộ hàm răng thì khách hàng sẽ có cảm gác hơi khó chịu và ê buốt do răng thay đổi vị trí. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng niềng răng thưa có đau không vì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn. Nếu cảm giác đau nhức, ê buốt vẫn kéo dài thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra vì lúc này răng bạn có thể gặp phải các biến chứng di những nguyên nhân sau:

Niềng răng thưa có đau không? Chia sẻ thực tế 2

Niềng răng khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả*

 

Kỹ thuật niềng răng không đúng là nguyên nhân khiến răng đau nhức và nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sử dụng lực kéo quá mạnh khiến răng đau nhức, ê buốt, xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, lâu dần răng sẽ bị lung lay và rụng đi, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và kết quả niềng răng.

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi nếu không được phát hiện và điều trị trước khi niềng răng sẽ gây ra những biến chứng đau nhức. Chính vì vậy, thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng là bước rất quan trọng trong quy trình niềng răng.

Niềng răng thưa có đau không? Chia sẻ thực tế 3

Niềng răng thưa có đau không*

 

Làm gì để giảm đau khi niềng răng?

Cảm giác ê buốt hay đau nhức ở giai đoạn đầu khi niềng răng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để không phải lo lắng niềng răng thưa có đau khôngbạn có thể áp dụng các cách làm dưới đây.

Chườm đá lạnh: Đây là cách giảm đau hiệu quả sau khi niềng răng được nhiều người áp dụng. Bạn có thể lấy một túi đá lạnh, chườm vào vùng bên ngoài miệng để giảm sưng và đau.

Chế độ ăn uống: Trong giao đoạn đầu, khi khí cụ được gắn vào răng thì răng sẽ yếu và chưa kịp thích nghi với sự có mặt của khí cụ niềng răng. Chính vì vậy, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, không quá nóng hoặc quá lạnh, các loại rau củ mềm, tránh những đồ ăn quá cứng.

Niềng răng thưa có đau không? Chia sẻ thực tế 4

Chăm sóc răng đúng cách sau khi niềng răng*

Súc miệng với nước muối: Có thể các loại mắc cài niềng răng sẽ gây trầy xước và viêm nhiễm trong khoang miệng, để ngăn chặn tình trạng này bạn hãy súc miệng với nước muối loãng mỗi ngày.

Sử dụng thuốc giảm đau: Trong trường hợp khí cụ niềng răng gây kích ứng khiến bạn đau nhức và khó chịu thì bạn nên uống thuốc giảm đau theo sự hướng dẫ của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sáp bôi trơn để giảm lực ma sát của khí cụ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng thưa có đau không. Nếu bạn đang gặp phải các khuyết điểm về răng miệng, hãy đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn niềng răng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *