Trong nhiều bệnh lý về răng miệng, nếu như viêm nướu, viêm nha chu gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày, thì bệnh nghiến răng là bệnh kín đáo hơn, chỉ bộc lộ ra khi bạn ngủ. Tuy nhiên bạn đừng coi thường nó, bởi nghiến răng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, hơn thế âm thanh nghiến răng còn ảnh hưởng đến người khác nếu sống cùng bạn. Vậy vì sao bạn lại mắc phải chứng tật xấu về răng miệng này.
Nghiến răng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, hơn thế âm thanh nghiến răng còn ảnh hưởng đến người khác nếu sống cùng bạn.
Vì sao bạn nghiến răng khi ngủ ?
Yếu tố di truyền
Chiếm tỉ lệ khá lớn trong nguyên nhân gây ra nghiến răng theo nhiều nghiên cứu y học gần đây. Chính vì vậy nếu cha mẹ, ông bà của bạn có tật nghiến răng, bạn cũng có khả năng lớn mắc phải tật khó chịu này.
Stress, sốc tâm lý, uống nhiều đồ uống có cồn, gặp ác mộng khi ngủ, tư thế ngủ, tai nạn
Là nguyên nhân gián tiếp gây ra những đợt nghiến răng lâm thời, rối loạn trong giấc ngủ, cơ thể phản ứng co cơ bằng cách nghiến răng để giải tỏa sự dồn nén về tâm lý.
Cơ thể phản ứng co cơ bằng cách nghiến răng để giải tỏa sự dồn nén về tâm lý.
Lệch khớp cắn, mất răng, răng mọc không đều
Khiến răng gây ra nhiều lực tác động của hai hàm lên nhau, khiến bạn tạo ra những âm thanh lớn bởi sự va chạm của răng hàm trên và răng hàm dưới không kiểm soát. Răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, không thẳng hàng, không khít răng, vì vậy khiến bạn khó chịu, hai hàm răng có xu hướng cọ xát vào nhau để giải tỏa.
Lệch khớp cắn, mất răng, răng mọc không đều khiến răng gây ra nhiều lực tác động của hai hàm lên nhau, khiến bạn tạo ra những âm thanh lớn bởi sự va chạm của răng hàm trên và răng hàm dưới không kiểm soát.
Rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương
Khiến cơ thể bị rối loạn, gây nên tác động lực mạnh vào cằm, dồn ép nó cũng có thể gây ra sự xuất hiện của những âm thanh ồn ào này.
Bệnh răng miệng khác
Như viêm nha chu, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh, co cứng hàm, bệnh nhân đang phải điều trị kéo dài như sử dụng thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc suy nhược cơ thể cũng có thể khiến cơ hàm co thắt và nghiến răng.
Những âm thanh ken két mà bạn tạo ra trong lúc ngủ, có thể bạn không nhận biết được, thế nhưng lại ảnh hưởng đến người khác, khiến họ khó chịu. Không chỉ vậy, nghiến răng còn ảnh hưởng trực tiếp đên sức khỏe răng miệng của bạn, làm bạn bị đau tai, đau cơ do hai hàm hoạt động quá nhiều, nghiến răng lâu ngày dẫn đến răng bị mòn mặt nhai, ăn vào ngà răng, răng bị lộ ngà, đau nhức và ảnh hưởng ăn uống.
Dụng cụ chống nghiến răng hiệu quả*
Chính vì vậy, bạn cần đến phòng nha để được tư vấn giải pháp điều trị thích hợp đối bệnh nghiến răng. Thông thường, các bác sĩ đánh giá tình trạng khớp cắn, xác định mức độ mòn răng gây ra bởi nghiến răng để có liệu pháp phục hình răng kịp thời, tránh răng bị suy giảm chức năng. Sau đó, việc điều trị nghiến răng rất đơn giản chỉ bằng đeo các máng nhai hàng ngày lúc ngủ để ngăn chặn sự phá hoại răng khi nghiến, làm giảm khả năng mòn và nứt gẫy răng.