Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ là một hành trình không hề dễ dàng một chút nào. Vậy với 3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ hơn mà các chuyên gia cung cấp dưới đây, các bạn sẽ có thêm kiến thức giữ cho con hàm răng khỏe đẹp về sau.
3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn
Dạy trẻ thói quen chăm sóc răng miệng khoa học như chải răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa đúng cách, hạn chế ăn vặt và đến nha sĩ khám răng định kỳ là một trong những bài học đầu đời mà bố mẹ mong muốn các con trải nghiệm và duy trì. Và để đồng hành cùng các con, bố mẹ nên biết 3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn dưới đây.
Khi trẻ mọc răng – 1 trong 3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn
Răng bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến 3 tuổi. Đây là nguyên nhân khiến các con cảm thấy khó chịu.
Bạn hãy giúp trẻ thoa nướu bằng ngón tay hay một cái muỗng nhỏ được làm lạnh. Bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ khi dùng các loại thuốc các loại thuốc dành cho nướu trẻ.
Khi trẻ mọc răng bố mẹ nên đưa con đến gặp Bác sĩ nha sĩ
Nếu trẻ của bạn bị sốt khi mọc răng, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Nhiều trường hợp, khi trẻ bị sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng hoặc toàn thân nguy hiểm mà chúng ta khó nhận biết.
Cách chải răng cho trẻ khoa học
Chải răng cho con đúng cách là 1 trong 3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn. Bố mẹ nên sử dụng một lượng kem đánh răng bằng một hạt đậu, và nhớ là chọn loại kem đánh răng có lượng fluor được ADA cho phép.
3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để chải răng cho bé. Trước tiên, bố mẹ cần chải mặt trong của tất cả các răng vì nơi này tích tụ nhiều mảng bám. Tiếp đến, chải sạch mặt ngoài răng bằng cách đặt nghiêng lông bàn chải đặt hướng về đường viền nướu rồi chải nhẹ nhàng.
Xử lý thói quen mút đầu ngón tay của trẻ hiệu quả
Thực tế thì thói quen mút ngón tay không có hại đối với trẻ. Tuy nhiên, phản xạ này lại gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng miệng và hàm.
Nếu như thói quen mút tay vẫn diễn ra sau khi răng vĩnh viễn đã mọc sẽ khiến răng trước chìa ra ngoài dẫn đến tật hô và răng cắn hở. Hơn thế nữa, điều này là nguyên nhân của những vấn đề răng miệng khi trưởng thành như mòn răng, sâu răng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm.
Tập cho trẻ sửa thói quen mút tay
Để sửa thói quen mút ngón tay của trẻ, bố mẹ cần động viên tích cực, chẳng hạn ngợi khen trẻ ngay khi nó không mút ngón tay. Bạn có thể nhắc nhở trẻ bỏ thói quen xấu bằng cách dán băng lên ngón tay của trẻ, hay mang vớ vào tay cho trẻ vào ban đêm hoặc dùng những vị thuốc đắng được kê toa bởi nha sĩ để bôi lên tay của trẻ sẽ giúp hạn chế tật mút tay rất hữu hiệu.
Bố mẹ nên chú tâm đến 3 lưu ý giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn ở trên, bởi vì đây là những vấn đề cơ bản trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các con. Hãy xây dựng cho con những kĩ năng và thói quen gìn giữ răng hàm khoa học ngay từ thuở ấu thơ bố mẹ nhé!