Trám răng cửa bị sâu được chỉ định nhằm giúp bạn sở hữu hàm răng hoàn chỉnh thông qua việc khắc phục khiếm khuyết hư hỏng trên răng. Đây là phương pháp nha khoa an toàn, không gây xâm lấn, không làm nguy hại đến men răng cũng như sức khỏe con người. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về kỹ thuật trám răng trị sâu răng để bạn tham khảo!
Một hàm răng khỏe mạnh, hoàn chỉnh giúp các chức năng thẩm mỹ và ăn nhai được hoàn thiện. Tuy nhiên, các bệnh lý về răng miệng diễn ra khá thường xuyên khiến răng gặp không ít các vấn đề, đặc biệt là bệnh lý sâu răng. Để giải quyết các vấn đề do sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng gây ra, trám răng là giải pháp bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng.
Tại sao phải trám răng sâu?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Sâu răng phá hủy cấu trúc răng, gây ra cơn đau nhức răng thường xuyên bởi tủy răng không được bảo vệ. Bệnh lý này diễn ra ở nhiều cấp độ và tùy thuộc vào nhận thức của người bệnh mà những tổn hại sâu răng gây ra khác nhau.
Khi cơn đau nhức do răng sâu hành hạ lâu dài, bệnh nhân mới tiến hành thăm khám tại nha khoa và được chỉ định trám răng sâu. Đây vừa là giải pháp đơn giản, vừa hiệu quả nhất để ngăn chặn vi khuẩn phát triển, phòng ngừa quá trình lên men tạo axit, chấm sứt cơn đau và những triệu chứng khó chịu do răng sâu gây ra.
Sở hữu răng sâu và bị hư hỏng, thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là đối với răng cửa. Khi trám răng cửa bị sâu được áp dụng, vấn đề thẩm mỹ cũng được cải thiện. Hơn nữa, với các chất liệu nha khoa áp dụng hiện nay, các vết trám sâu răng có thể duy trì kết quả đến hàm chục năm.
Trám răng cửa bị sâu giúp răng khỏe mạnh
Trám răng được tiến hành an toàn, hiệu quả tại các trung tâm nha khoa uy tín. Thực hiện trám răng cửa bị sâu theo quy trình đạt chuẩn, quý khách hàng cần trải qua các bước như sau:
Bước 1: Xử lý răng sâu
Bác sĩ thăm khám và tiến hành sửa soạn răng hỏng. Xác định ổ bệnh sâu răng cần nạo vét và sử dụng dụng cụ chuyên dụng lấy đi chất bẩn, các tác nhân gây sâu răng ra khỏi khoang miệng. Thao tác này có thể gây ê buốt nhẹ cho người bệnh.
Bước 2: Hàn trám tạm thời
Trong quy trình trám răng bị sâu, nha sĩ gắn miếng trám thời lên răng sau khi làm sạch ổ sâu răng. Sau khi hẹn bệnh nhân tái khám để kiểm tra xem ổ sâu đã thực sự được loại bỏ hết chưa.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Khoảng 1 tuần sau khi hàn trám răng tạm thời, nếu vị trí sâu răng không có biểu hiện đau nhức, bác sĩ bóc miếng trám tạm thời và dùng vật liệu chuyện dụng trám răng cửa bị sâu. Tiếp đó chiếu đèn laser để miếng trám đông cứng lại, kết dính bền chặt với mô răng cũ.
Bước 4: Hoàn thành điều trị
Bác sĩ kiểm tra lại kết quả một lần nữa. Đồng thời tư vấn cho bệnh nhân sau cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp để miếng trám được bền chặt, duy trì chức năng ăn nhai và hạn chế sâu răng tái phát.
Như vậy, thực hiện trám răng cửa bị sâu vừa giúp hoàn thiện chiếc răng cho thẩm mỹ hoàn chỉnh, chức năng ăn nhai được đảm bảo, đồng thời giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý nguy hại khác về răng miệng. Để thực hiện phương pháp này an toàn, hiệu quả cao, bạn nên cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín.